Ngày 15 tháng 6 năm 2021, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành Quyết định số 2182/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình khuyễn công Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025.
Theo đó, mục tiêu chung của Chương trình là: Huy động các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và các dịch vụ khuyến công nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa; tạo việc làm, tăng thu nhập và góp phần xây dựng nông thôn mới. Khuyến khích chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ, sản xuất sạch hơn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nguyên liệu tại địa phương, phát triển các sản phẩm tiềm năng, đặc trưng của từng huyện, đồng thời giúp bảo vệ môi trường và sức khỏe con người, hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.Tạo điều kiện cho các cơ sở công nghiệp nông thôn thuận lợi trong tiếp cận các cơ hội phát triển kinh tế số, nâng cao năng suất chất lượng, năng lực cạnh tranh và thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng bộ với các chương trình hỗ trợ về đất đai, ưu đãi đầu tư, tín dụng và đặc biệt là khoa học và công nghệ, chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Thực hiện có chất lượng, hiệu quả các nội dung hoạt động, đảm bảo phát huy tối đa nguồn lực, năng lực hiện có của các cơ sở công nghiệp nông thôn. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và người lao động trong hoạt động khuyến công tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước với cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn.
Mục tiêu cụ thể của Chương trình là: Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng hoạt động khuyến công, tập trung hỗ trợ phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của 5 huyện như: mật ong (Bình Chánh); chế biến tổ yến, khô cá dứa, mật dừa nước, tôm nước lợ (Cần Giờ); các sản phẩm từ tinh bột (bún, bánh tráng,…), các sản phẩm từ sữa bò, khô cá sặc (Củ Chi); phát triển cơ khí chính xác, công nghiệp hỗ trợ, tôm nước lợ (Nhà Bè); nông sản sấy khô (mít, xoài,…) (Hóc Môn). Ngoài ra, hỗ trợ phát triển thêm một số ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống như sản phẩm đan lát Thái Mỹ, sản phẩm mành trúc Tân Thông Hội (huyện Củ Chi), sản phẩm đan giỏ trạc Xuân Thới Sơn (huyện Hóc Môn). Xây dựng 20 mô hình trình diễn kỹ thuật/mô hình thí điểm sản xuất sạch hơn. Hỗ trợ 30 cơ sở ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến để phát triển các sản phẩm đặc trưng và truyền thống của 5 huyện (trung bình 6 cơ sở/ năm). Tổ chức 04 kỳ hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn, hàng thủ công mỹ nghệ trong nước. Xây dựng 02 mô hình gian hàng tham gia hội chợ triển lãm cho các cơ sở công nghiệp nông thôn tại nước ngoài; xây dựng 10 mô hình gian hàng tham gia hội chợ triển lãm cho các cơ sở công nghiệp nông thôn trong nước (ưu tiên các cơ sở có sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp Thành phố, khu vực, quốc gia). Hỗ trợ 300 gian hàng cho các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ, triển lãm trong nước. Tổ chức 25 lớp nâng cao kiến thức kinh doanh, năng lực quản lý doanh nghiệp (khoảng 50 học viên/lớp). Tổ chức 25 lớp tập huấn/hội thảo học tập kinh nghiệm về công tác khuyến công (khoảng 50 học viên/lớp). Tổ chức 30 lớp tập huấn về kiến thức sản xuất sạch hơn (khoảng 50 học viên/lớp); hỗ trợ 05 doanh nghiệp tham quan học tập kinh nghiệm về sản xuất sạch hơn trong và ngoài nước; xây dựng 02 mô hình thí điểm; hỗ trợ tư vấn đánh giá nhanh sản xuất sạch hơn trong công nghiệp cho 10 doanh nghiệp (ưu tiên các doanh nghiệp có sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp Thành phố). Hỗ trợ đào tạo nghề 250 lao động có tính đặc thù, có kỹ thuật chuyên sâu đáp ứng nhu cầu phát triển của các cơ sở công nghiệp nông thôn. Xuất bản 04 kỳ ấn phẩm, sổ tay, tờ rơi, xây dựng 10 chương trình truyền hình, truyền thanh.
Với các mục tiêu như trên, Chương trình tập trung vào các nội dung sau: Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, xây dựng mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn, xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường cho cơ sở công nghiệp nông thôn; Hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn; Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, nâng cao năng lực quản lý, tư vấn, trợ giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn; Hỗ trợ tư vấn thông tin phát triển công nghiệp nông thôn, công tác truyền thông; Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện các hoạt động khuyến công.
Tổng kinh phí thực hiện chương trình khuyến công Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 – 2025: 44.640 triệu đồng. Trong đó: Nguồn kinh phí khuyến công Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ: 38.800 triệu đồng; Nguồn khác (nguồn đóng góp của đơn vị thụ hưởng): 5.840 triệu đồng./.
Nguồn: http://khuyencongonline.gov.vn/
Bài viết liên quan
[HCA] THÔNG BÁO THAY ĐỔI THỜI GIAN TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH NGÀY HỘI TUYỂN DỤNG 4.0 – THE NEXT OCCASION inTECH
THÔNG BÁO THAY ĐỔI THỜI GIAN TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH NGÀY HỘI TUYỂN DỤNG 4.0...
Th11
Thể lệ Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 27
Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, lần thứ 27...
Th11
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ: Cơ hội chuyển mình
Dịch bệnh làm ảnh hưởng đến nguồn cung hàng hóa của các DN lớn trong...
Th2
Thông báo về việc gia hạn thời gian tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển kỳ xét tuyển viên chức năm 2021 của Trung tâm Phát triển Công nghiệp hỗ trợ
Ngày 17/12/2021, Trung tâm Phát triển Công nghiệp hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh...
Th1
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cần 9 giải pháp để hỗ trợ
Việt Nam chỉ có khoảng 0,2% trong tổng số gần 1 triệu doanh nghiệp Việt...
Th1
Bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu: Cần hỗ trợ thiết thực hơn cho doanh nghiệp
Sau nhiều năm tổ chức, bà Trương Hương Lan – Phó Trưởng ban Ban giám...
Th1