Việt Nam có nguy cơ bỏ lỡ các dòng vốn đầu tư trong xu hướng dịch chuyển của chuỗi giá trị toàn cầu nếu không có các chính sách thiết thực và kịp thời để thúc đẩy sự phát triển của ngành CNHT.
Trong nhiều niềm trở lại, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có lợi thế về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) dựa vào nhiều yếu tố, như: Vị trí địa lý thuận lợi, chính trị ổn định, tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức cao trong nhiều năm liền, dân số đông, thị trường tiêu thụ rộng lớn…
Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, hiện nay nhà đầu tư nước ngoài đã bắt đầu thay đổi cách nhìn nhận về lợi thế, sức hấp dẫn trong thu hút FDI. Ông Ngô Khải Hoàn – Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) – cho biết: Nhân tố lao động giá rẻ ngày nay không còn nhiều sức hấp dẫn trong thu hút đầu tư và phát triển bền vững. Các công ty đa quốc gia sẽ chú tâm trọng đầu tư sản xuất vào những khu vực mà họ có thể tận dụng được một ngành công nghiệp hỗ trợ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu cung ứng linh kiện, chi tiết sản phẩm để phục vụ cho dây chuyền sản xuất, chuỗi giá trị sản phẩm. Nguyên nhân là tỷ lệ của chi phí về công nghiệp hỗ trợ cao hơn nhiều so với chi phí lao động.
“Vì vậy, nếu chỉ phát triển các ngành công nghiệp lắp ráp trong bối cảnh chi phí nhân công đang tăng dần với tốc độ tăng nhanh hơn năng suất lao động, các tập đoàn đa quốc gia sẽ sớm rời bỏ Việt Nam” – ông Ngô Khải Hoàn thông tin.
Việc tập trung phát triển CNHT để thu hút và giữ chân dòng vốn FDI là bài học kinh nghiệm thành công điển hình của các quốc gia trong khu vực, tiêu biểu là Thái Lan. Trên thực tế, đã có nhiều nhà đầu tư lựa chọn Thái Lan hoặc Indonesia để vì hệ thống cung ứng nội địa của Việt Nam kém cạnh tranh hơn các quốc gia này.
Do vậy, Việt Nam có nguy cơ bỏ lỡ các dòng vốn đầu tư trong xu hướng dịch chuyển của chuỗi giá trị toàn cầu nếu không có các chính sách thiết thực và kịp thời để thúc đẩy sự phát triển của ngành CNHT.
Nhận thức được vai trò quan trọng của CNHT, thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách thúc đẩy ngành CNHT phát triển. Tiêu biểu là Nghị định số 111/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển CNHT; Nghị quyết 115/NQ-CP của Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển CNHT và gần đây nhất vào tháng 6/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định 57/2021/NĐ-CP giúp tháo gỡ nút thắt cho doanh nghiệp CNHT, nghị định được xem là bước sửa đổi chính sách quan trọng, giúp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về vấn đề ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp có dự án sản xuất sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển từ năm 2015.
Tuy vậy, để các chính sách này triển khai có hiệu quả, bên cạnh sự nỗ lực của Chính phủ, cơ quan chức năng liên quan, bản thân doanh nghiệp CNHT cũng cần quan tâm hơn nữa đến đầu tư dây chuyền sản xuất, ứng dụng khoa học – công nghệ, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các chuỗi cung ứng nước ngoài.
Nguồn: https://vsi.gov.vn/
Bài viết liên quan
[HCA] THÔNG BÁO THAY ĐỔI THỜI GIAN TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH NGÀY HỘI TUYỂN DỤNG 4.0 – THE NEXT OCCASION inTECH
THÔNG BÁO THAY ĐỔI THỜI GIAN TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH NGÀY HỘI TUYỂN DỤNG 4.0...
Th11
Thể lệ Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 27
Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, lần thứ 27...
Th11
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ: Cơ hội chuyển mình
Dịch bệnh làm ảnh hưởng đến nguồn cung hàng hóa của các DN lớn trong...
Th2
Thông báo về việc gia hạn thời gian tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển kỳ xét tuyển viên chức năm 2021 của Trung tâm Phát triển Công nghiệp hỗ trợ
Ngày 17/12/2021, Trung tâm Phát triển Công nghiệp hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh...
Th1
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cần 9 giải pháp để hỗ trợ
Việt Nam chỉ có khoảng 0,2% trong tổng số gần 1 triệu doanh nghiệp Việt...
Th1
Bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu: Cần hỗ trợ thiết thực hơn cho doanh nghiệp
Sau nhiều năm tổ chức, bà Trương Hương Lan – Phó Trưởng ban Ban giám...
Th1